Bài tổ tôm là loại hình truyền thống của làng quê Việt Nam. Ngày nay trò chơi này không quá bổ biến như bài cào hay tiến lên vì luật chơi tương đối phức tạp. Ngày xưa trò chơi thường được những nhà nho (tượng trưng người có trí thức, quân tử) lựa chọn như thú vui tao nhã. Tổ tôm còn được nhà thơ Trần Tế Xương đề cập đến trong 2 câu thơ: “Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ. Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm”. Chi tiết trò chơi này sẽ được giải đáp dưới đây.
Giới thiệu
Bài tổ tôm là gì?
Bài tổ tôm còn gọi là tụ tam bài (theo từ Hán Việt) là trò chơi bài phổ biến trong dân gian của người Việt Nam. Bộ bài gồm 120 quân bài (lá bài), trong đó khác nhau về loại có 30 lá. Mỗi lá bài có một hình tượng riêng và được chú thích bằng chữ nho. Đây là điểm đặc biệt đồng thời cũng là nhược điểm khi người chơi biết đến trò chơi này. Vì nó khá phức tạp và khó nhớ quân bài.
Nguồn gốc bài tổ tôm
Vào thể kỷ 19 bài tổ tôm khá phổ biến, nhưng đến nay nguồn gốc trò chơi này vẫn chưa được xác thực. Nhìn từ hình ảnh nhân vật trên lá bài giống hình tượng con người Nhật Bản, có người phỏng đoán rằng trò chơi xuất phát từ Nhật Bản. Có nguồn tin cho rằng trò chơi xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng thực tế 2 quốc gia này đều không sử dụng thể loại bài này.
Ai chơi bài tổ tôm
Tổ tôm thường được nam giới và người già sử dụng nhiều hơn thanh niên và phụ nữ thời xưa. Ngày nay nếu yêu thích trò chơi này, bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu và chơi nó.
Xem thêm: Đăng ký X1BET
Quy định số lượng người tham gia
Số lượng người chơi lý tưởng nhất là 5 người, tuy nhiên có thể chơi từ 4-5 người.
Địa điểm chơi
Trò chơi không quy định địa điểm, bạn có thể chơi trò chơi này, có thể là tại nhà, quán nước hay vỉa hè,…
Các quân bài (lá bài) trong bài tổ tôm
Bộ bài tổ tôm gồm tổng cộng 120 lá bài (gọi là “quân”), được chia thành 3 “hàng” (còn được gọi là “chất” hoặc “hoa”) là vạn, sách và văn. Mỗi hàng chia thành 9 bậc được gọi là “số”, từ nhất đến cửu, với mỗi bậc bao gồm 4 quân, tổng cộng là 108 quân.
Bên cạnh đó, còn có những quân bài đặc biệt gọi là “hàng yêu” bao gồm ông lão (hoặc ông cụ), thang thang và chi chi. “Hàng yêu” cũng có 4 quân bài trong mỗi bậc, tức là 12 quân, tổng cộng cùng với 108 quân trước đó là 120 quân bài toàn bộ.
- Chi chi: Là lá bài có hình ảnh một ông to lớn vác 2 quả chùy.
- Thang thang: Là lá bài có hình ảnh người phụ nữ bế con trên tay.
- Ông cụ: Là lá bài với biểu tượng ông cụ có râu dài cầm một cái gậy trên tay.
Cách chơi bài tổ tôm
Để chơi trò chơi, cần có năm người tham gia (gọi là “chân”) để tạo thành một vòng tròn. Năm người này gọi chung là “làng.”
Người chia bài sẽ chia đều bài thành sáu phần, mỗi phần 20 quân; năm phần dành cho năm người, còn một phần đặt ở giữa chiếu, được gọi là “bài nọc.” Mỗi người cầm bài và xếp chúng dạng nan quạt để dễ quan sát, sau đó cố gắng xếp thành “phu,” tức là các bộ bài theo quy định của trò chơi.
Ván bài bắt đầu khi người chia bài bắt cái. Người cái rút ra hai quân từ bộ bài nọc. Một quân gọi là “bài bốc” được đặt cùng với bài nọc, nhưng quân này được lật ngửa. Người cái cầm một quân bài trên tay. Lúc này, người cái có tổng cộng 21 quân, bộ bài nọc còn 18 quân và một quân bài bốc. Bốn người còn lại mỗi người có 20 quân.
Người cái đánh ra quân bài đầu tiên vào “cửa” bên phải của họ theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. Người kế tiếp được gọi là “tay dưới” và có hai lựa chọn để tạo thành “phu”:
Ăn: Tức là nhận quân bài từ tay người trên. Nếu chọn “ăn,” người này phải đánh ra một quân bài lẻ vào cửa phải của người kế tiếp tay dưới.
Không ăn: Người này có thể bốc một quân bài từ bộ bài nọc.
Cách sắp xếp các lá bài trong bài tổ tôm
Có 2 cách xếp bài là theo ngang hoặc dọc, theo các nguyên tắc sau:
- Theo hàng ngang: xếp 3 lá bài hàng ngang có sự liên kết với nhau về số và không cùng 3 hoa (văn, vạn, sách). Ví dụ: tam – tam, nhị – nhị, lục – lục.
- Theo hàng dọc: Xếp 3 lá bài theo thứ tự hàng dọc. Ví dụ: tam sách – tứ sách – ngũ sách, tam vạn – tứ vạn – ngũ vạn, tam văn – tứ văn – ngũ văn. Dãy số kéo dài từ nhất đến cửu.
Ngoài ra, có bộ đặc biệt như:
- Tam vạn, thất văn, tam sách.
- Nhị vạn, cửu vạn, nhị sách, bát sách, bát văn, chi chi.
- Những lá khác được gọi là rác, ngoại trừ hàng yêu.
Lời kết
Tổ tôm là thể loại bài hấp dẫn vì nó kịch tính và yêu cầu người chơi cần có nhiều kĩ năng chiến thuật. Từ bài viết này bạn đã phần nào hiểu được trò chơi này, có thêm kiến thức về các trò chơi dân gian Việt Nam. Góp phần làm đa dạng hóa bản sắc dân tộc, phong phú thêm thể loại trò chơi của đất nước mình.